Từ lúc ký hợp đồng mua căn hộ tại dự án alibaba an phước đến khi nhận nhà là một hành trình gian nan của nhiều khách hàng. Chờ đợi mỏi mòn, thậm chí lâm vào nợ nần, kiện tụng… là tình cảnh mà nhiều người đã gặp phải. Chỉ những block chung cư của dự án Cao ốc Xanh trên đường Nam Hòa, quận 9, TP HCM đã xây xong phần thô đến tầng 19, chị Kim Yến, ngụ quận Bình Thạnh, than phiền: “Công trình vẫn “đắp mền” để đó vì chủ đầu tư - Công ty CP Đầu tư Xây dựng số 8 - chưa hoàn thiện. Họ cứ than khó khăn nên những khách hàng như tôi chỉ còn biết khoanh tay đứng nhìn”.


Đầu năm 2012, chị Yến ký hợp đồng mua đất nền giá rẻ với giá 610 triệu đồng. “Chủ đầu tư cam kết cuối năm 2012 giao căn hộ nhưng đến nay đã trễ hẹn 16 tháng mà nhà vẫn chưa đến tay khách hàng, trong khi tôi phải trả lãi vay ngân hàng (NH) gần 8 triệu/tháng” - chị lo lắng. Là một trong những khách hàng tìm đến dự án này sớm nhất, ông Trương Chí Kiên (ngụ quận Thủ Đức) cho biết: “Cuối năm 2007, tôi ký hợp đồng mua căn hộ 72 m2 với tổng số tiền 72.000 USD - lúc đó công ty tính giá nhà bằng USD. Họ cam kết cuối năm 2009 giao nhà nhưng đến nay vẫn chưa thấy gì” - ông bức xúc.

Bày tỏ sự lo lắng cho số phận của căn hộ đã mua, ông Đạt chua chát: “Tôi đã thanh toán 1,6 tỉ đồng theo đúng tiến độ hợp đồng. Riêng tiền lãi vay NH, hiện tôi đã trả gần 200 triệu đồng. Nếu công trình bị phát mãi, ai sẽ bảo vệ chúng tôi trong khi khách hàng nào cũng đã đóng vài tỉ đồng?”. Trong một thời gian ngắn, thị trường bất động sản, vốn khô hạn được tưới tắm bởi hàng loạt thông tin tích cực xét từ góc độ chính sách lẫn sự vận động của doanh nghiệp.Thế nhưng, đặt trong bối cảnh dài hạn về triển vọng thị trường, một vài cơn mưa, chưa đủ làm nên mùa màng bội thu.

Theo ông Sử Ngọc Khương-Giám đốc đầu tư Công ty Savills Việt Nam, quyết định giảm lãi suất huy động xuống 6%, gói tín dụng 50 nghìn tỷ đồng mới được công bố của ngân hàng Xây dựng, sự ấm lên của thị trường chứng khoán, kèm theo dự thảo luật cho người nước ngoài sở hữu bất động sản ở Việt Nam... đã góp phần tác động tích cực đến thị trường bất động sản, tạo được niềm tin cho người mua nhà. Chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển thì bắt đầu lạc quan về một dòng tiền sẽ chảy từ tài khoản tiết kiệm vào bất động sản.

Quả vậy, khảo sát tại thị trường TP Hồ Chí Minh cho thấy, từ đầu năm đến nay, số lượng khách đến các sàn tìm hiểu các dự án và lượng giao dịch thành công có tăng hơn so với cùng kỳ năm 2013. Theo ông Lê Nam Hiền, Phó Tổng Giám đốc Công ty Hưng Thịnh Land, từ đầu năm đến nay công ty này đã bán được gần 200 căn hộ tại dự án 8X Đầm Sen (quận Tân Phú) với mức khoảng hơn 13 triệu đồng/m2. Trong khi đó, đại diện Công ty dịch vụ bất động sản Danh Khôi cho biết, từ tháng 10-2013 đến thời điểm này, công ty đã bán được 370 căn hộ.Trong số khách hàng đến mua dự án, phần nhiều là để ở, nhưng cũng đã có những khách hàng mua cho thuê hoặc ký gửi công ty bán lại để đầu tư...

Tuy niềm tin đã khiến lớp "băng" trên thị trường có phần tan giá, nhưng xét dài hạn, điều đó có đủ khiến thị trường khởi hoạt hay không, lại là vấn đề khác. Dẫn trở lại gói 30 nghìn tỷ đã được triển khai từ tháng 6-2013, nhưng đến thời điểm này tỷ lệ giải ngân vẫn còn thấp, chưa thật sự đem lại hiệu quả như mong muốn, ông Sử Ngọc Khương e ngại về tốc độ giải ngân của gói 50 nghìn tỷ đồng này! Tuy đưa ra dự đoán, gói hỗ trợ sẽ tác động tích cực vào phân khúc nhà ở có giá trị bình dân và trung cấp, nhưng ông Khương vẫn đồng thời nhấn mạnh, chỉ khi bốn nhà bao gồm ngân hàng, chủ đầu tư, nhà thầu và người mua có sự phối hợp tốt, cùng triển khai gói tín dụng một cách quyết liệt và triệt để thì mới đem lại những tác động tích cực cho thị trường mà thôi.

Không chỉ chậm bàn giao căn hộ, dự án Richland Emerald Tower (RET) cao 28 tầng, tọa lạc tại 116-117-118 Bãi Sậy, phường 1, quận 6 còn khiến 68 khách hàng như ngồi trên đống lửa. Nguyên nhân là vì một NH cho chủ đầu tư vay vốn vừa đăng báo “phát mãi công trình” vào tháng 2-2014. Ông Đổng Tấn Đạt (ngụ phường 1, quận 6) cho biết ngày 18-9-2009, ông ký hợp đồng mua căn hộ rộng 111,3 m2, trị giá 2,9 tỉ đồng với Công ty CP Đầu tư Xây dựng Nhật Quang. Ông đưa trước 60% (1,6 tỉ đồng), phần còn lại sẽ đóng khi căn hộ bắt đầu hoàn thiện. Theo hợp đồng, dự kiến ngày 1-11-2010, chủ đầu tư bàn giao căn hộ cho ông Đạt.

Chưa hết lo lắng vì tiến độ dự án RET quá chậm thì cuối năm 2012, khách hàng bỗng nhận được thông báo đề nghị đến gặp chủ đầu tư. Tại buổi gặp gỡ bất thường này, ai cũng ngỡ ngàng vì sự xuất hiện của chủ đầu tư mới - Công ty VietRemark, trong khi chủ đầu tư cũ thì lặng lẽ “biến mất”. Theo ông Đạt, VietRemark công bố họ đã mua lại dự án RET và sẽ tiếp tục đầu tư. Tuy nhiên, sau đó, khách hàng chỉ gặp chủ đầu tư mới một lần, mọi thắc mắc của họ đều không có hồi âm. “Chúng tôi đã nhiều lần đến tận Công ty VietRemark (trụ sở trên đường Trần Bình Trọng, quận 5) nhưng nhân viên cứ nói lãnh đạo đi vắng rồi hứa sẽ chuyển ý kiến của khách hàng đến ban giám đốc. Không biết chúng tôi phải gõ cửa ở đâu để tìm câu trả lời?” - một khách hàng bất an.