Bất lực trước các phương pháp giảm cân, người phụ nữ 130kg đã quyết định cắt bỏ 80% dạ dày.

Rahimah Asmawi, 37 tuổi hiện là bà mẹ 2 con đang sống ở Úc. Cô chia sẻ, ngay từ thời đi học đã phải đối mặt với tình trạng béo phì do ăn uống thiếu kiểm soát.

Sau đó cô áp dụng đủ mọi cách để giảm cân từ tập gym, ăn kiêng đến dùng thuốc giảm cân… nhưng đều không hiệu quả. Cô liên tục lên cơn thèm cơm hoặc mỳ ống vào đêm khuya nên không thể ngừng ăn.

>>> Xem thêm: căng da bụng sau khi sinh

>>> Xem thêm: căng da bụng có sẹo không

>>> Xem thêm: http://camvline.com/


Đỉnh điểm vào giữa năm 2016, cân nặng của Rahimah lên tới 130 kg. Cùng năm, cô được bác sĩ thông báo mắc cả tiểu đường type 2 và tăng huyết áp.

“Tôi luôn tự hỏi nếu cứ thế này mãi, cuộc sống của mình sẽ đi về đâu. Tôi lo sợ mình không sống qua tuổi 40 để có thể nhìn 2 con trưởng thành”, Rahimah nhớ lại.

Mọi chuyện bắt đầu thay đổi vào năm 2017. Rahimah vốn là chuyên gia về rối loạn giấc ngủ, cô gặp 2 bệnh nhân 40 tuổi trong buổi tư vấn. Một người khoẻ mạnh trong khi người còn lại ì ạch, mệt mỏi do thừa cân béo phì và mắc tiểu đường, tăng huyết áp, đang dùng cùng loại thuốc như cô. Hình ảnh bệnh nhân này khiến cô liên tưởng đến viễn cảnh của mình trong vài năm tới.

Một bác sĩ nội tiết khuyên cô nên phẫu thuật cắt dạ dày, vừa giúp giảm cân vừa điều trị tiểu đường vì cô mới mắc giai đoạn đầu. Ngay lập tức Rahimah đồng ý.

Rahimah sẵn sàng tâm thế cuộc phẫu thuật có thể gặp rủi ro nên đã khóc không ngừng khi nói lời tạm biệt 2 con trước ca phẫu thuật. May mắn ca mổ thành công, bác sĩ cắt bỏ 80% dạ dày của cô.

Sau khi cắt bỏ dạ dày, bà mẹ 2 con phải áp dụng chế độ ăn mới nghiêm ngặt hơn. Vài tuần đầu, cô phải ăn đồ lỏng như cháo, súp, sau đó chuyển sang thức ăn xay nhuyễn rồi đến thức ăn mềm, thức ăn đặc.

Khi vết khâu dạ dày đã ổn định, Rahimah cũng xây dựng cho mình các bữa ăn lành mạnh hơn, không nạp quá nhiều carb, thay vào đó cô có bữa sáng lành mạnh với chuối hoặc lát bánh mỳ nướng. Cô cũng đã từ bỏi thói quen ăn khuya vì nếu ăn quá nhiều, cô sẽ bị đau bụng và cảm thấy buồn nôn.

Sau ca phẫu thuật, Rahimah giảm còn 115 kg và trong 6 tháng đầu, cô giảm thêm 30kg xuống còn 85 kg. Khi tốc độ giảm cân chậm lại, cô quay lại phòng gym tăng cường các bài tập sức bền 5 buổi/tuần.

Sau đó do dịch Covid-19 ập đến, các phòng gym đóng cửa nên Rahimah tự đi bộ quanh nhà. Dù vậy, cân nặng của cô vẫn tiếp tục giảm, hiện còn 76 kg và cô đặt mục tiêu giảm thêm 10kg trong năm tới.

Hiện tại, bà mẹ 2 con cũng đã ngừng công việc để trở thành một nhiếp ảnh gia tự do chụp trẻ em. Cô tràn đầy năng lượng để chăm sóc 2 cô con gái 6 tuổi và 4 tuổi.

Quan trọng hơn, huyết áp và lượng đường trong máu của cô đã về mức bình thường. Vào tuần trước, khi đi kiểm tra sức khoẻ, bác sĩ thông báo cô đã khỏi tiểu đường.

Phẫu thuật thu nhỏ dạ dày hình ống thường cắt bỏ ít nhất 75% dạ dày, loại bỏ hoàn toàn vùng phình vị lớn nơi tiết ra hormone Ghrelin (loại hormone tạo cảm giác thèm ăn, tạo cảm giác đói). Sau cắt bỏ, thể tích chỉ khoảng 150 - 200 ml.

Phẫu thuật này hiện phổ biến trên toàn thế giới do tỉ lệ béo phì và tiểu đường tăng nhanh. Theo khảo sát tại 18 quốc gia khu vực châu Á – Thái Bình Dương, chỉ tính riêng năm 2017 có 65.000 bệnh nhân thực hiện thu nhỏ dạ dày.

Khi thực hiện phẫu thuật, bệnh nhân có thể gặp rủi ro như đông máu, nhiễm trùng, thậm chí là tử vong. Và sau phẫu thuật, bạn vẫn có thể bị tăng cân trở lại do theo thời gian dạ dày giãn ra. Do đó các bác sĩ luôn khuyến cáo, ngay cả khi đã cắt dạ dày, bệnh nhân vẫn cần có chế độ ăn điều độ và tập thể dục đều đặn để duy trì sức khoẻ.