Bất động sản nghỉ dưỡng (biệt thự biển, condotel) là loại hình mới du nhập vào Việt Nam, nhưng lại sở hữu tốc độ phát triển chóng mặt. Trong khi biệt thự biển đã có khung pháp lý riêng của mình thì dòng sản phẩm condotel vẫn đang vướng mắc về tính pháp lý. Các cơ quan Nhà nước chưa tìm ra hướng giải quyết nào thỏa đáng, để đảm bảo quyền lợi cho chủ đầu tư và khách hàng. Chính vướng mắc về pháp lý đã khiến nhiều dự án không bán được hàng vì những tranh chấp giữa người bán và người mua.

Các Bộ này đưa ra 2 giải pháp nhằm gỡ bỏ vướng mắc pháp lý cho condotel:

  • Giải pháp thứ nhất các công trình này nếu có chức năng để ở thì xác định là đất ở, thời hạn sử dụng đất của chủ dự án là 50-70 năm theo quy định. Chủ đầu tư được chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong thời hạn hoạt động của dự án và người nhận quyền được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ổn định lâu dài.
  • Giải pháp thứ hai vẫn giữ nguyên theo quy định của Luật Đất đai xác định là loại đất thương mại dịch vụ. Thời hạn sử dụng đất của dự án là 50-70 năm theo quy định. Chủ đầu tư được chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong thời hạn hoạt động của dự án và người nhận quyền được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trong thời hạn dự án.


Với tình hình này, kết thúc năm 2017 tính pháp lý cho condotel vẫn nằm trong “trăm mối tơ vò”. Dù khung pháp lý cho condotel chưa thực sự quy chuẩn, rõ ràng nhưng tiềm năng phát triển loại hình này vẫn rất lớn. Lý do nhiều nhà đầu tư không “ngại” pháp lý chính là ở những chính sách đảm bảo quyền lợi cho khách hàng của chủ đầu tư.

Xem thêm:
ưu điểm nổi bật của kênh đầu tư biệt thự nghỉ dưỡng Vinpearl

Bất động sản nghỉ dưỡng ở đâu tốt nhất