Sự ra đời của tuyến Metro số 1 trong năm 2020 sẽ cắt giảm ít nhất phân nửa thời gian di chuyển, đồng nghĩa với việc bất cứ điểm nào có thể tiếp cận tốt với tuyến đường sắt đô thị này đều sẽ được hưởng lợi thực sự.

Theo nhìn nhận của Tổ chức Tư vấn bất động sản quốc tê CBRE Việt Nam, việc tuyến tàu điện ngầm đầu tiên tại TP.HCM dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào năm 2020 sẽ khiến thị trường bất động sản khu vực này có nhiều chuyển biến lớn.

Về sự ảnh hưởng lên việc sử dụng đất, bà Dương Thuỳ Dung, Trưởng phòng Nghiên cứu Thị trường & Tư vấn Phát triển CBRE Việt Nam cho rằng, kết nối giao thông tốt hơn sẽ cho phép các hoạt động thương mại dịch chuyển ra khỏi khu trung tâm (CBD) đông đúc.

>>> Xem thêm: căn hộ văn phòng metro


Điều này cũng sẽ giúp kiểm soát và quản lý chi phí thuê tốt hơn nhờ có thêm những địa điểm thay thế cách xa trung tâm nhưng vẫn đảm bảo kết nối tốt. Dự kiến các cụm dự án thương mại mới sẽ phát triển dọc theo tuyến đường sắt đô thị, đặc biệt là đối với các dự án trong phân khúc trung cấp.

Với lưu lượng dự kiến khoảng 186.000 hành khách mỗi ngày cho tuyến tàu điện đầu tiên tại TP.HCM, cơ hội càng rõ nét hơn đối với thị trường bán lẻ do các trung tâm thương mại thường được phát triển trong cộng đồng đông dân cư để có thể hưởng lợi từ mật độ giao thông bộ hành cao.

Mặt khác, tuyến tàu điện cũng sẽ giúp mở rộng khu vực khách mua sắm tiềm năng thông qua việc tiết kiệm chi phí đi lại cho khách mua sắm ở xa, khuyến khích họ năng đến khu vực ngoài trung tâm thành phố để mua sắm.

Cũng theo bà Dung, một trong những điều lâu nay cản trở sự phát triển của TP.HCM đó là hệ thống cơ sở hạ tầng không đồng bộ và giao thông công cộng thiếu hiệu quả.

“Đối với các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài, bất cứ vị trí nào cách xa khu vực trung tâm khoảng nửa tiếng lái xe đều không được coi là một cơ hội đầu tư hấp dẫn. Thời gian di chuyển quá lâu và đôi khi khó có thể tiếp cận vào thành phố hoặc sân bay trong khoảng thời gian ngắn nhất”, bà Dung khẳng định.

>>> Xem thêm: mua nhà chung cư giá rẻ tphcm

Tuy nhiên, sự ra đời của tuyến Metro số 1 trong năm 2020 sẽ cắt giảm ít nhất phân nửa thời gian di chuyển, đồng nghĩa với việc bất cứ điểm nào có thể tiếp cận tốt với tuyến đường sắt đô thị này đều sẽ được hưởng lợi thực sự.

Vì vậy, theo dự báo của CBRE Việt Nam, chúng ta có thể mong đợi sự phát triển các dự án phức hợp bao gồm chung cư, căn hộ, văn phòng, khách sạn, nhà hàng, cửa hàng bán lẻ, các tụ điểm sinh hoạt ngoài trời, cơ sở giáo dục, văn hóa và các điểm tham quan khác xoay quanh nhà ga tàu điện – như hiện nay tại Hồng Kông, Bangkok hay Singapore.

Theo thống kê của CBRE Việt Nam, về số lượng chào bán mới, trong 3 năm qua số lượng căn hộ chào bán tăng mạnh tại các khu vực có tuyến tàu điện ngầm chạy qua. Tỷ lệ tăng trưởng trung bình của nguồn cung căn hộ tại quận 2 là 36%, so với 24% tại quận 4 hay 10% tại quận 7.

Dự kiến đến năm 2017 nguồn cung căn hộ tại quận 2 và quận 9 sẽ tăng mạnh lần lượt là 58% và 200%. Tương tự, tổng diện tích sàn xây dựng các trung tâm thương mại dự kiến sẽ tăng 10% tại quận 2 trong vòng 3 năm tới, bao gồm nhưng không giới hạn trong các dự án Estella Heights (37.290 m2 GFA), Vincom Megamall Thảo Điền (120.000 m2 GFA), Thảo Điền Pearl (20.400 m2 GFA), Lexington Residence và The Sun Avenue.

>>> Xem thêm: officetel chung cư

Đặc biệt, theo ghi nhận của CBRE, số lượng căn hộ giao dịch thành công cũng tăng lên trong thời gian qua nhờ hiệu ứng của tuyến Metro.

Theo đó, số lượng các căn hộ bán được ở quận 2 tăng từ 329 căn trong năm 2012 lên 3.710 căn trong hiện tại. Mặc dù chưa có kết luận cụ thể về tác động của hệ thống tàu điện ngầm lên việc tăng giá bán cũng như số lượng giao dịch, nhưng có thể thấy rằng các chủ đầu tư đã tăng giá bán vì dự đoán trước nhu cầu sẽ tăng đáng kể một khi tuyến đường sắt đô thị này bắt đầu đi vào hoạt động.