Đăng ký nhãn hiệu là việc làm không thể thiếu của mỗi doanh nghiệp nếu như muốn bảo vệ độc quyền cho nhãn hiệu của mình. Nếu doanh nghiệp không muốn bị người khác ăn cắp nhãn hiệu, làm nhái sản phẩm của doanh nghiệp mình thì cần phải biết thủ tục đăng kí nhãn hiệu hàng hóa tại Việt Nam dưới đây.

1. Nhãn hiệu là gì?
Nhãn hiệu là dấu hiệu nhìn thấy, dễ nhận biết dưới dạng chữ cái, chữ số hoặc hình ảnh; là dấu hiệu nhận biết hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp giúp phân biệt được hàng hóa của doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. Có nhãn hiệu thì khi ai đó nhắc đến nhãn hiệu nào là mọi người có thể biết ngay đó là sản phẩm của doanh nghiệp nào.

2. Đăng kí nhãn hiệu là gì?
Đăng ký nhãn hiệu là việc làm cần và rất quan trọng của mỗi doanh nghiệp với mục đích bảo vệ nhãn hiệu riêng của doanh nghiệp mình. Nhãn hiệu không chỉ nổi tiếng ở hiện tại và còn giúp doanh nghiệp đó phát triển trong cả tương lai. Nhờ có nhãn hiệu mà khi người dùng sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp đó thấy tốt thì sau đó cứ tìm nhãn hiệu đó để sử dụng.

thu-tuc-dang-ky-nhan-hieu-tai-viet-nam

3. Thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu gồm:

– Tờ khai đăng ký nhãn hiệu (2 bản): theo mẫu 04-NH quy định tại Phụ lục A TT 01/2007/TT-BKHCN;

– 09 mẫu nhãn hiệu giống nhau: Mẫu nhãn hiệu phải được trình bày rõ ràng với kích thước của mỗi thành phần trong nhãn hiệu không lớn hơn 80mm và không nhỏ hơn 8mm, tổng thể nhãn hiệu phải được trình bày trong khuôn mẫu nhãn hiệu có kích thước 80mm x 80mm in trên tờ khai;

– Giấy đăng ký kinh doanh (bản sao), hợp đồng hoặc tài liệu khác xác nhận hoạt động sản xuất sản phẩm, cung cấp dịch vụ của người nộp đơn nếu Cục sở hữu trí tuệ có nghi ngờ về tính xác thực của các thông tin nêu trong đơn;

– Chứng từ nộp phí, lệ phí

Bạn chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ trên và có thể nộp trực tiếp tại Cục sở hữu trí tuệ.

Trong trường hợp nộp đơn ủy quyền qua đại diện sở hữu trí tuệ của Quý công ty tại Cục Sở hữu trí tuệ, công việc của công ty tư vấn luật chúng tôi sẽ bao gồm:

– Tư vấn về mọi vấn đề liên quan đến việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu;
– Chuẩn bị Đơn đăng ký, ký đơn, nộp đơn
– Thông báo về việc nộp đơn sau khi nộp đơn, và các thông báo liên quan khác;
– Xử lý tất cả các thiếu sót liên quan đến Đơn;
– Tư vấn các giải pháp để vượt qua từ chối của Cục SHTT;
– Theo dõi tiến trình của Đơn và thường xuyên cập nhật tình trạng cho đến khi có kết luận cuối cùng của Cục SHTT về việc đăng ký nhãn hiệu;
– Tư vấn về việc sử dụng nhãn hiệu sau khi cấp bằng (nếu có Giấy chứng nhận)

4. Chi phí đăng ký nhãn hiệu
Theo quy định đã có thì chi phí dang ky thuong hieu doc quyen nhãn hiệu phải kèm theo danh mục sản phẩm/dịch vụ được phân nhóm theo Bảng phân loại Nice phiên bản 10 rõ ràng để khi tính phí người ta sẽ tính dựa trên số nhóm và số sản phẩm mỗi nhóm.

Vì vậy, quý vị nên cung cấp ngành nghề kinh doanh chính để biết được sản phẩm và dịch vụ mang nhãn hiệu và tính được chi phí thực hiện công việc.

5. Gia hạn đăng ký nhãn hiệu
Trong trường hợp hết hạn đăng ký nhãn hiệu thì các bạn vẫn có thể đăng ký gia hạn lần tiếp theo chứ không phải đăng ký mới.

Giấy đăng ký nhãn hiệu được gia hạn nhiều lần liên tiếp, cứ 10 năm một lần, vì thế khi cần gia hạn thì các bạn chỉ cần chú ý đến điều kiện và hồ sơ để có thể được gia hạn.

Cụ thể, để được gia hạn hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, trong vòng 06 tháng trước ngày Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hết hiệu lực, chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu phải nộp đơn yêu cầu gia hạn cho Cục Sở hữu trí tuệ. Đơn yêu cầu gia hạn có thể nộp muộn hơn thời hạn quy định nêu trên nhưng không được quá 06 tháng kể từ ngày Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hết hiệu lực và chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu phải nộp lệ phí gia hạn cộng với 10% lệ phí gia hạn cho mỗi tháng nộp muộn.

(27/03/2016 | 23:57 - Lượt xem: 131)

Công ty Luật Hoàng Phi cung cấp dịch vụ tư vấn thủ tục đăng ký nhãn hiệu tập thể, hướng dẫn và thực hiện các công việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Bài viết cùng chủ đề:
Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa
Đăng ký nhãn hiệu độc quyền ở đâu?
Chi phí đăng ký nhãn hiệu
Nhãn hiệu tập thể là gì?

Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.

Khác với nhãn hiệu thông thường, nhãn hiệu tập thể thuộc về các thành viên của một tổ chức, ví dụ như Việt Nam hiện nay đã bảo hộ cho rất nhiều các đặc sản của địa phương thành nhãn hiệu tập thể, ví dụ như : Vải Thiều Thanh Hà, gốm Bát Tràng…

Việt Nam là một quốc gia có nhiều làng nghề truyền thống, nhiều sản vật địa phương, vì vậy, việc xây dựng nhãn hiệu tập thể cho các làng nghề sẽ giúp ích rất nhiều cho người dân của các vùng này phát triển sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân.

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu tập thể bao gồm những hồ sơ gì?

– Tờ khai đăng ký và danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.

– Giấy uỷ quyền

– 10 mẫu nhãn hiệu hàng hóa (không nhỏ hơn 3×3 cm, không vượt quá 8×8 cm)

– Chứng từ nộp phí, lệ phí.

– Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể.

– Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý).

– Bản đồ xác định lãnh thổ (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm).

đăng ký nhãn hiệu



Yêu cầu đối với đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể:

Tài liệu, mẫu vật, thông tin xác định nhãn hiệu cần bảo hộ trong đơn đăng ký nhãn hiệu bao gồm:

+ Mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;

+ Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể.

– Mẫu nhãn hiệu phải được mô tả để làm rõ các yếu tố cấu thành của nhãn hiệu và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu nếu có; nếu nhãn hiệu có từ, ngữ thuộc ngôn ngữ tượng hình thì từ, ngữ đó phải được phiên âm; nhãn hiệu có từ, ngữ bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt.

– Hàng hoá, dịch vụ nêu trong đơn Đăng ký nhãn hiệu phải được xếp vào các nhóm phù hợp với bảng phân loại theo Thoả ước Ni-xơ về phân loại quốc tế về hàng hoá và dịch vụ nhằm mục đích đăng ký nhãn hiệu, do cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp công bố.

Tiếp theo, hoàn thành đủ hồ sơ yêu cầu gia hạn:

1. Tờ khai yêu cầu gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ, làm theo mẫu 02-GHVB quy định tại Phụ lục C của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN;

2. Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (trường hợp yêu cầu ghi nhận việc gia hạn vào Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu);

3. Giấy ủy quyền (trường hợp nộp đơn thông qua đại diện);

4. Chứng từ nộp lệ phí gia hạn, công bố quyết định gia hạn và đăng bạ quyết định gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu theo quy định.

Mọi thông tin chi tiết hay còn thắc mắc gì về vấn đề thu tuc dang ky nhan hieu hang hoa (http://luatthongnhat.com/thu-tuc-pha...-viet-nam.html) thì các bạn hãy liên hệ với công ty Luật thống nhất để được giải đáp nhé!