Ở loài hươu sở hưỡu 1 phần có khả năng tái sinh trọn vẹn, đó chính là sừng hươu. Bộ phận cấu trúc lớn được tạo thành từ xương và tăng trưởng theo năm tháng, chết đi, rụng xuống và lại tái sinh. Sừng có cấu tạo gồm những mô xương bên trong, những mạch máu nhỏ và lớp da bao phủ bên ngoài. Sừng hươu từ lúc mới mọc cho đến trước khi hóa cứng được gọi là nhung hươu. Khi sừng hươu đã đạt kích thước hoàn chỉnh (khoảng 3 đến 4 tháng sau khi mọc) thì lớp da ngoài của sừng sẽ rụng dần đến hết. Phần xương còn lại được gọi là gạc hươu.Vậy nhung hươu có tác dụng gì đối với sức khỏe con người. Gạc hươu sẽ rụng đi vào mùa kết đôi (thường là vào cuối mùa hạ, mùa thu) và đến mùa xuân năm sau một cặp sừng hươu non mới sẽ lại được tái sinh.
Nhung hươu (hay lộc nhung - Cornu cervi parvum) là sừng non mới mọc của hươu sao đực (Cervus nippon Temminck, họ hươu nai Cervidae), mặt ngoài phủ đầy lông tơ màu nâu nhạt và mịn như nhung, trong có nhiều mạch máu rất mọng. Nếu nhung mới nhú lên 2 đoạn ngắn, chưa phân nhánh thì gọi là nhung huyết, được xem là quí nhất. Sau khi mọc được khoảng 60-65 ngày thì nhú ra một đầu nhánh nên bên ngắn bên dài, gọi là nhung yên ngựa.

Tác dụng dược lý của nhung hươu tươi là gì?

Tác Dụng Đối Với Tim Mạch: Theo loại nhung hươu của Tây bá lợi á, lấy ra chất ‘Lộc Nhung Tinh’ (pantocrinum), dùng liều cao có thể làm hạ huyết áp, tăng lưu lượng máu động mạch vành của tim chuột lớn cô lập, tim co bóp mạnh hơn, nhịp tim chậm lại, làm cường tim. Trên thực nghiệm còn thấy có tác dụng phòng trị nhịp tim không đều, tăng nhanh sự hồi phục huyết áp thấp do mất máu cấp

Tác Dụng Cường Tráng: Lộc: Nhung tinh có tác dụng như kích thích tố sinh dục, làm tăng nhanh thể trọng và chiều cao của chuột bạch thí nghiệm và tử cung của chuột cái phát triển, tăng nhanh sự hồi phục của xương và làm vết thương chóng lành (Trung Dược Đại Từ Điển).

Tổng hợp các tư thế quan hệ tình dục bổ trợ cho bạn

Tác Dụng Tổng Thể: Lộc nhung tinh có tác dụng cường tráng, chống mỏi mệt, nâng cao hiệu quả công tác, cải thiện giấc ngủ, kích thích tiêu hóa, cải thiện trạng thái suy dinh dưỡng và rối lọan chuyển hóa đạm, cải thiện trạng thái chuyển hóa năng lượng thấp, làm cho chuột chịu đựng tốt hơn ở môi trường nhiệt độ cao hoặc nhạt độ thấp. Nâng cao tính miễn dịch của cơ thể, làm tăng hồng cầu, huyết sắc tố và sự tăng sinh của tế bào lưới hồng cầu, tăng bạch cầu.

Để sử dụng dụng nhung hươu có tác dụng tốt bạn phải làm gì?

Nhung hươu tươi có thể dùng ở dạng tươi (thái lát mỏng rồi xay nhỏ) để nấu cháo, hấp cơm, ngâm mật ong dùng hàng ngày theo liều lượng từ 0,5 đến 3g. Hoặc dùng nhung hươu tươi thái, chẻ mỏng ngâm rượu nếp sau 1 tháng có thể uống được mỗi ngày 1 – 2 lần, mỗi lần khoảng 20ml. Nếu để nguyên cặp nhung hươu, không chẻ mỏng phải ngâm rượu trong 6 tháng mới dùng được. Nhung hươu cũng có thể sử dụng cùng các loại thuốc khác để ngâm rượu chữa các bệnh cho người già hoặc các bệnh lý khác như liệt dương, sợ lạnh, đau lưng, mỏi gối… ở người trẻ tuổi.

Nhung hươu tươi nên bảo quản trong ngăn đá lạnh, riêng nhung hươu khô nên bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm mốc làm hư hoặc biến đổi chất. Nhung hươu được khuyến cáo cẩn trọng khi dùng cho người bệnh cao huyết áp, trẻ nhỏ. Vì vậy, khi cần sử dụng cho những đối tượng này nên tham vấn thầy thuốc.

Ngoài nhung hươu tươi, toàn thân con hươu đều bổ dưỡng. Nấu, chưng, sấy khô, ngâm rượu uống đều tốt. Lộc Huyết: Đại bổ hư tổn, ích khí huyết, giải ôn độc, dược độc, dùng tốt đối với các chứng hư tổn, lưng đau, hồi hộp, mất ngủ, phế suy, thổ huyết, băng trung, đái hạ.Ngọc hành và tinh hoàn của hươu đực có tác dụng bổ trung, yên ngũ tạng, tráng dương khí. Chủ trị chứng đau lưng, thận hư, tai ù, liệt dương, tử cung lạnh, vô sinh. Dùng ngâm rượu hoặc nấu cháo gạo mà ăn.Lộc thai bổ dưỡng chân khí (thiên chân), là thuốc tốt để tư ích thiếu hoả. Thuốc bổ hạ nguyên, điều kinh, sinh con, tư huyết hư, tinh tổn, băng lậu, đới hạ, cho vào thuốc hoàn tán, nấu cao, nấu cháo hoặc ngâm rượu uống.

>>Tìm hiểu thêm: tăng sinh lý nam giới