Thương hiệu và vấn đề bảo hộ thương hiệu đang được rất nhiều doanh nghiệp trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng quan tâm trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay. Thực hiện đăng ký bảo hộ thương hiệu (http://luatthongnhat.com/dich-vu-dang-ky-bao-ho-thuong-hieu-nhanh-chong-chuyen-nghiep) mà doanh nghiệp đã và đang nỗ lực xây dựng giờ đây có thể coi là vấn đề sống còn, đồng thời thể hiện tầm nhìn xa, dài hạn của người đứng đầu doanh nghiệp đó.

Bảo hộ thương hiệu là gì?
Để trả lời được câu hỏi này thì trước tiên chúng ta phải hiểu rõ thương hiệu là gì?

Theo định nghĩa do Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) đưa ra thì thương hiệu (brand/trademark) là dấu hiệu đặc biệt (hữu hình và vô hình) dùng để nhận biết một hàng hóa hoặc dịch vụ nhất định được sản xuất/cung cấp bởi một cá nhân hay tổ chức nào đó.

Khái niệm Thương hiệu có nhiều cách định nghĩa khác nhau nhưng về căn bản nó mang mang tính phân biệt hoặc chỉ dẫn đến một nguồn gốc thương mại của hàng hóa/dịch vụ, thể hiện niềm tin của người tiêu dùng đối với một sản phẩm cụ thể và thậm chí trong một số trường hợp nó còn liên hệ tới hình ảnh của một quốc gia.
Dưới góc độ pháp lý, một thương hiệu có thể được bảo hộ dưới nhiều dạng đối tượng quyền sở hữu trí tuệ khác nhau, ví dụ như Nhãn hiệu (1), Tên thương mại, Chỉ dẫn địa lý,…
Trong vài năm gần đây, những thương hiệu lớn của Việt Nam như thuốc lá Vinataba, cà phê Trung Nguyên, mì ăn liền Vifon, và gần đây nhất là thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuộc (2) liên tục bị chiếm đoạt ở nước ngoài đã làm dấy lên sự quan ngại nghiêm trọng đối với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam về rủi ro pháp lý và rủi ro trong hoạt động kinh doanh ở nước ngoài.

Vậy bảo hộ thương hiệu là việc bảo vệ quyền sở hữu hợp pháp đối với các dấu hiệu đặc biệt (hữu hình và vô hình) có tính độc nhất, đại diện cho hàng hóa, dịch vụ của một cá nhân hay tổ chức nhất định đã thực hiện đăng ký bảo hộ thương hiệu (dấu hiệu) đó.

Có quy định về thực hiện đăng ký bảo hộ thương hiệu tại Việt Nam?
Trên thực tế, căn cứ theo Luật sở hữu trí tuệ mới nhất có hiệu lực hiện nay (được Quốc hội ban hành ngày 29/11/ 2005) thì “thương hiệu” là thuật ngữ chưa được luật đề cập đến mà chỉ có nhãn hiệu mới được định nghĩa và trở thành đối tượng được bảo hộ theo Luật sở hữu trí tuệ tại nước ta. Như vậy, Việt Nam chưa có các quy định của pháp luật về vấn đề bảo hộ thương hiệu. Tuy nhiên, trong đời sống hàng ngày thì nhiều người vẫn sử dụng cụm từ “bảo hộ thương hiệu” khi muốn đề cập tới “bảo hộ nhãn hiệu” là chưa chính xác.

Mẫu giấy chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa

Với đội ngũ luật sư tư vấn giàu kinh nghiệm – am hiểu pháp luật Việt Nam, chúng tôi nhận tư vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp trong vấn đề bảo hộ thương hiệu cũng như đăng ký bảo hộ thương hiệu một cách chuyên nghiệp, hiệu quả với quy trình làm việc cơ bản như sau:

Theo luật pháp quốc tế và quốc gia hiện hành về căn bản hiện nay chỉ có 2 phương thức đăng ký bảo hộ ở nước ngoài:
(i) "Đăng ký quốc tế" nghĩa là nộp 1 đơn để được bảo hộ ở nhiều nước cùng một lúc, hoặc
(ii) “Đăng ký quốc gia" nghĩa là mỗi quốc gia phải nộp 1 đơn độc lập.
Đăng ký quốc tế nêu trên có nghĩa là thực hiện việc bảo hộ thương hiệu ở phạm vi toàn cầu theo Hệ thống Madrid (gồm Thoả ước Madrid và Nghị định thư Madrid). Hệ thống Madrid mang tính chất là một thoả thuận đa phương giữa các quốc gia theo đó cho phép chủ nhãn hiệu có thể nộp 1 đơn đăng ký duy nhất để có cơ hội được bảo hộ đồng thời ở trên 90 quốc gia/vùng lãnh thổ (4).

Các quốc gia tham gia Hệ thống Madrid

Hệ thống đăng ký quốc tế nhãn hiệu được vận hành theo Thoả ước Madrid và Nghị định thư Protocol tính đến ngày 15/04/2014 đã có tới 91 quốc gia thành viên. Hầu hết các quốc gia thành viên của Hệ thống Madrid đều là các quốc gia mà sản phẩm/dịch vụ có xuất xứ Việt Nam được xuất khẩu tới.


Liên quan đến bảo hộ thương hiệu (http://luatthongnhat.com/luat-su-xin-giay-phep/dang-ky-bao-ho-thuong-hieu-doc-quyen-o-viet-nam.html)