Huế từ xa xưa đã được các chúa Nguyễn chọn làm thủ phủ của xứ "Đàng Trong" và chính thức trở thành kinh đô dưới triều Tây Sơn. Trong gần 4 thế kỷ, Huế đã trở thành một quần thể di tích kiến trúc và thắng cảnh vĩ đại, tổng thể di tích này đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới. Hôm nay hãy cùng taxi sân bay nội bài giá rẻ tìm hiểu những nét cổ xưa ở kinh thành Huế nhé!

Kinh Thành Huế

Do vua Gia Long xây dựng từ năm 1805 và sau này được vua Minh Mạng tiếp tục hoàn thành vào năm 1832. Tại đó các vua triều Nguyễn đã cho xây dựng khá nhiều thành quách, cung điện và các công trình của hoàng gia. Trải qua gần 200 năm khu kinh thành hiện nay còn hầu như¬ nguyên vẹn với gần 140 công trình xây dựng lớn nhỏ.
Kinh thành hình vuông với chu vi 10 km, cao 6,6 mét, dày 21 mét, gồm có 10 cửa để ra vào. Xung quanh và ngay trên thành có thiết lập 24 pháo đài để phòng thủ. Ngoài ra còn có một cửa phụ thông với Trấn Bình Đài gọi là Thái Bình Môn.

Trường Quốc Tử Giám

Từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVI, Văn Miếu - Quốc Tử Giám ở Thăng Long - Hà Nội là trung tâm của cả nước về giáo dục. Sang thế kỷ XVIII, do sự phân chia đôi miền Đàng Trong và Đàng Ngoài nên việc giáo dục theo đó cũng tách biệt. Ở Đàng Trong, chúa Nguyễn Phúc Nguyên (1613 - 1635) tổ chức bộ máy chính quyền riêng ở đất Thuận - Quảng và cho mở trường Văn miếu dạy học ngay tại phủ chính, để dạy các công tử cùng con em quan lại. Sang triều Minh Mạng (1820 - 1841), do nhu cầu đào tạo ngày càng mở rộng nên nhà Quốc học được đổi thành Quốc Tử Giám với qui mô lớn hơn, trong đó có việc xây dựng thêm nhà Di Luân Đường, Giảng đường cùng các phòng ở của sinh viên, quan Tế tửu và Tư nghiệp. Dưới triều Tự Đức (1848 - 1883), cấu trúc Văn Miếu được chỉnh trang và mở rộng hoàn chỉnh nhất.
Xét về mặt quy mô và nội dung đào tạo thì Văn Miếu - Quốc Tử Giám Huế chưa phải là một trường đại học; bởi học sinh phân cấp nhiều thành phần với trình độ kiến thức khá chênh lệch.
Tuy nhiên, với vai trò trường kinh sư, tồn tại đến cuối triều Nguyễn, mặc dù bị chi phối do những biến động về mặt xã hội... nhưng Văn Miếu - Quốc Tử Giám Huế là một tổ chức giáo dục tương đối kỷ cương, là nơi đã đào tạo cho đất nước nhiều hiền tài (293 tiến sĩ) với những tên tuổi như: Phan Thanh Giản, Phan Đình Phùng, Phan Thúc Trực, Đặng Huy Trứ, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Thượng Hiền...

Cung Diên Thọ

Nơi ở của Hoàng Thái Hậu (mẹ vua) , dựng năm 1804, ở ngoài khu vực Tử Cấm Thành (mé bên phải) , ngoài cung còn có nhiều công trình lớn nhỏ khác nữa, nằm gọn trong một khu vực hình chữ nhật, chu vi trên 500m, có tường cao vây bọc.
Qua Thọ Chỉ Môn là cổng chính sẽ tới một sân rộng có tấm bình phong đồ sộ án ngữ phía trước. Hai bên sân có một số công trình kiến trúc, bên trái là nhà Tả Trà, bên phải là lầu Tịnh Minh. Cung Diên Thọ nằm ở vị trí trung tâm, dựng theo kiểu "trùng thiền diệp ốc", nền thấp, có hiên rộng mái lợp ngói âm dương, trang trí hình chim phượng; bờ nóc, bờ mái. dải cổ diêm...đắp ô học, gắn những bức tiểu họa nhiều màu sắc. Các bộ phận kết cấu gỗ ở bên trong Cung Diên Thọ đều bằng gỗ lim không sơn son thiếp vàng, chỉ đánh bóng hoặc chạm hình hoa lá cách điệu và các mẫu hình trang trí truyền thống khá trang nhã tinh tế.
Tòa chính dinh gồm bảy gian; hai gian đầu bên phải và hai gian đầu bên trái được ngăn thành buồng, kín đáo riêng biệt nhưng hơi tối: ba gian giữa là nơi tiếp khách. Phía sau cung Diên Thọ là điện Thọ Ninh, bên trái là tạ Tr¬ường Du, bên phải là Am Ph¬ước Thọ, tất cả đều nối với cung bằng một hệ thống hành lang có mái che. Cung Diên Thọ cũng được nối lên với điện Câu Thành (nơi vua ở) và Thái Bình Lâu. Duyệt Thị Đường bằng hệ thống tr¬ường lang. có mái che, tạo thành lối đi lại rất thuận tiện trong mọi thời tiết.Cung Diên Thọ là một công trình kiến trúc lớn, có nhiều vẻ đẹp độc đáo thâm nghiêm ấm cúng trang nhã còn được bảo tồn khá tốt cho tới nay.