Với công nghệ hiện đại, hệ thống xử lý nước thải mủ cao su đảm bảo xử lý nguồn nước đạt tiêu chuẩn, an toàn với môi trường và sức khỏe con người.

Hiện nay, các biện pháp xử lý nước thải mủ cao su đều đi từ hai loại nguyên liệu là mủ nước và mủ tạp. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu một mô hình xử lý nước thải mủ cao su hiệu quả nhất hiện nay.

Bước 1: Bể gạt mủ và bể gạt mủ kem

Do nước thải mủ cao su có hai loại là mủ nước và mủ tạp nên cần tách ra để xử lý phù hợp. Nước thải mủ tạp được đưa vào bể lắng cát, nước thải mủ nước được đưa vào bể gạt mủ kem. Tại đây, chất thải sẽ bị xử lý nhờ quá trình trọng lực, các loại mủ sẽ nổi lên và được vớt thủ công ra ngoài.

Bước 2: Bể trộn

Nước thải từ hai bể trên sẽ đi qua song chắn rác nhằm loại bỏ các tạp chất có kích thước lớn để bảo vệ các thiết bị lọc phía sau và tạo điều kiện cho quá trình xử lý diễn ra hiệu quả. Bể trộn có tác dụng trộn đều 2 loại nước thải trước khi chảy vào bể điều hòa.

Bước 3: Bể điều hòa

Mục đích của bể điều hòa nhằm điều hòa lưu lượng cũng như nồng độ các chất bẩn có trong nước thải cho các công trình xử lý phía sau.

Bước 4: Bể keo tụ

Tại đây, phèn sẽ được bơm định lượng vào nhằm liên kết các hạt chất bẩn thành dạng huyền phù. Sau đó, hóa chất polymer được châm vào, các bông cặn hình thành sẽ liên kết với nhau thành khối lớn hơn.

Bước 5: Bể tuyển nổi

Tại đây, các bông cặn từ quá trình tạo bông được tách ra, giảm lượng chất hữu cơ, tạo hiệu quà cho các quá trình sau.

Bước 6: Bể trung gian, tháp nito

Sau tuyển nổi, nước thải chảy vào bể trung gian rồi được bơm định lượng vào tháp khử Nitơ nhằm giảm bớt lượng Nitơ.

Bước 7: Bể Biochip MBBR

Tại đây có các giá thể động với diện tích bề mặt rất lớn do đó làm tăng nồng độ bùn trong bể. Mục đích làm giảm nồng độ BOD hơn 500 mg/l đảm bảo an toàn và ổn định khi vào Mương oxy hóa.

Bước 8: Mương oxi hóa

Tại đây, các chất hữu cơ còn lại trong nước thải sẽ được xử lý triệt để.

Bước 9: Bể lắng

Tại bể lắng xảy ra quá trình lắng tách pha và giữ lại phần bùn ( vi sinh vật). Phần bùn sau khi lắng được bơm tuần hoàn về mương oxy hóa. Phần nước trong sau khi qua bể lắng sẽ chảy qua bể khử trùng.

Bước 10: Bể khử trùng

Tại đây, các hóa chất khử trùng được bơm vào nhằm tiêu diệt toàn bộ các vi khuẩn độc hại tồn tại trong nước.

Nước thải mủ cao su sau khi qua quá trình xử lý đã đạt tiêu chuẩn quy định hiện hành, an toàn với môi trường, sức khỏe con người và được xả ra nguồn tiếp nhận. Đọc thêm : lọc nước đầu nguồn, lọc nước sinh hoạt , lọc nước giếng khoan