Hiểu về sản phẩm tượng quan âm điêu khắc Sài Gòn
Trong động Hương Tích - chùa Hương còn lưu giữ nhiều pho tượng quý, lừng danh nhất là pho tượng Phật Bà Quan m bằng đá xanh tọa lạc chính giữa tòa Tam bảo, tượng do Võ quan Nguyễn Huy Nhật cho tạc vào thời Tây Sơn năm Cảnh Thịnh thứ hai (1793) để cúng dường. Tượng gắn liền với truyền thuyết về Quán m Diệu Thiện. Quán m bản hạnh chép:

>>>>> Xem thông tin về sản phẩm tuong than tai

Phật Bà là con gái thứ ba của vua Trang Vương, nước Hưng Lâm. Lớn lên, hai cô chị của Chúa Ba lập gia đình, ngán nỗi toàn gặp phải những chàng phò mã ham chơi. Vua Trang Vương ép Chúa Ba lấy chồng, những mong kén được người tài cho nối ngôi. Chúa Ba không tuân lời, nhất định xin đi tu để cứu độ gia đình và chúng sanh thoát khỏi tai ách. Trang Vương nổi giận sai đốt chùa, sát hại Chúa Ba. Trời Phạm Thiên bèn sai thần núi Hương Tích hóa thành chúa sơn lâm nhảy xuống cứu nạn Chúa Ba. Thần hổ cõng Chúa Ba về núi Hương Sơn, để bà tu hành ở am Phật Tích, Chúa Ba đắc đạo hóa thành Phật Bà ngàn mắt ngàn tay. Nơi đâu chúng sanh mắc nạn, Quán m Diệu Thiện ở chùa Hương Tích cũng nhìn thấy, vươn tay ra để cứu độ…

>>>>> Xem hình ảnh về tuong go

Một trong những mô típ tạo hình Quán m độc đáo nhất, hiếm thấy ở nước ta là pho tượng Mã Đầu Quán m ở chùa Vĩnh Phúc (Hoài Đức, Hà Tây). Hình tượng Mã Đầu Quán m được nhắc tới trong sách Quán Thế m và Lục Quán m, phong cách đặc trưng là có 3 đầu hai tay, hoặc ba mặt tám tay. Trên đỉnh của ba mặt đều mang hình đầu ngựa, hóa thân này là của Đức Quán m bởi tâm đại bi, không đi vào Niết bàn mà cư ngụ trong các cảnh giới vô minh để cứu độ những ác thú.
>>>>> Thông tin về sản phẩm dogomynghe

Theo Nguyễn Minh Ngọc (Viện Nghiên cứu Tôn giáo), tượng Mã Đầu Quán m chùa Vĩnh Phúc được làm bằng gỗ, đặt trên bệ cũng bằng gỗ. Tượng tạc một người phụ nữ ở tư thế ngồi trên ngọn núi, gương mặt tươi tắn, hiền hậu, đầu đội mũ làm theo kiểu nhọn dần lên phía trên. Hai chân buông thõng, một tay để vào nếp áo trước bụng, tay kia ôm con ngựa trắng, ngựa nép sát người, chỉ nhìn thấy một chân phía trước, đầu ngựa tỳ vào vai Quán m. Niên đại tượng vào khoảng thế kỷ XIX, cao 113cm, ngang vai 27cm. Tượng Mã Đầu Quán m chùa Vĩnh Phúc có nhiều nét khác biệt với mô típ của Trung Quốc được mô tả trong Quán Thế m và Lục Quán m.