Bóng đá là môn thể thao được nhiều ngươi yêu thích trên thế giới. Tuy nhiên, môn thể thao vua này cũng ẩn chứa rất nhiều nguy cơ gây chấn thương đối với người chơi. Hãy cùng Geet điểm qua các loại chấn thương thường gặp và cách phòng tránh chúng:

1. Căng cơ:
Căng cơ là loại chấn thương phổ biến nhất. Đây là chấn thương thường xảy ra khi một thớ cơ bị kéo quá xa về một hướng, cơ vận động khi ở trạng thái chưa sẵn sàng (cứng cơ). Khi căng cơ, cơ hoặc gân bị giãn căng hoặc rách, dễ bị ở đùi sau, cơ háng, cơ đùi trước, cơ bắp chân, cơ lưng và cơ vai. Khi bị căng cơ, cầu thủ sẽ thấy đau nhức, sưng và khó cử động vùng cơ.


2. Bong gân:
Bong gân là chấn thương mô nối xương tại một khớp. Trong đó, bong gân mắt cá chân là trường hợp hay gặp nhất, thường xảy ra khi bàn chân quay vào trong làm rách dây chằng phía ngoài mắt cá hoặc làm căng quá mức.
Các triệu chứng bong gân mắt cá chân phổ biến bao gồm:
- Sưng khớp mắt cá chân
- Đau quanh mắt cá chân
- Đau đớn, khó chịu khi cố gắng đi bộ
- Khó nhấc mắt cá chân lên hoặc xuống
- Bầm tím quanh mắt cá chân, đôi khi cả bàn chân và ngón chân
Bong gân có thể khiến cầu thủ phải nghỉ thi đấu khoảng 4 đến 6 tuần tùy theo mức độ.



3. Chấn thương dây chằng gối:
Chấn thương dây chằng chéo trước (ACL Tear) là loại chấn thương đầu gối phổ biến thường thấy ở cầu thủ bóng đá và mất nhiều tháng để phục hồi. Dây chằng chéo trước nằm ở giữa đầu gối, ngăn xương ống chân không trượt ra phía trước xương đùi. Tùy thuộc vào tình trạng gặp phải, dây chằng có thể bị rách một phần hoặc hoàn toàn.
Bạn nên lưu ý hạn chế cử động đầu gối, hay chơi thể thao, có thể sử dụng nẹp, nạng để hỗ trợ di chuyển. Bác sĩ sẽ xem xét điều trị bằng các phương pháp không phẫu thuật và phẫu thuật tùy theo nhu cầu người bệnh.


4. Rách sụn chêm:
Rách sụn chêm là loại chấn thương trong bóng đá phổ biến, xảy ra tại đầu gối. Mỗi đầu gối có hai miếng sụn chêm, giống như đệm giữa xương sống và xương chậu. Khi sụn chêm bị rách sẽ gây đau, sưng và cứng khớp.
Để điều trị tình trạng rách sụn chêm, bác sĩ sẽ dựa vào loại vết rách sụn chêm, kích thước và vị trí.
- Trường hợp điều trị không phẫu thuật, bác sĩ có thể chỉ định bạn thực hiện phương pháp R.I.C.E bao gồm nghỉ ngơi, chườm đá, băng hoặc băng ép và nâng cao chân.
- Việc điều trị phẫu thuật có thể bao gồm phẫu thuật mở, phẫu thuật nội soi một phần, phục hồi vết rách sụn chêm.

5. Gãy xương:
Tình trạng gãy xương chiếm khoảng 25% các chấn thương trong bóng đá nghiêm trọng, mức độ nghiêm trọng ở đây nghĩa là chấn thương cần được chăm sóc tại bệnh viện. Vùng xương bị gãy thường bao gồm ngón tay, cổ tay và chân.
Để lành xương gãy cần có thời gian và phụ thuộc vào một số yếu tố bao gồm độ tuổi bệnh nhân, sức khỏe tổng thể, dinh dưỡng, lưu lượng máu đến xương và điều trị.

Bên cạnh kế hoạch điều trị của bác sĩ, bạn cần lưu ý thêm những điều sau đây:
• Tránh thuốc lá:
• Có chế độ ăn uống cân bằng
• Sử dụng canxi hợp lý:


Để hạn chế tối đa các chấn thương thể thao, bạn cần lưu ý các điều sau đây khi luyện tập và thi đấu:
- Hãy khởi động cơ thể khoảng 30 phút trước khi tập luyện hoặc thi đấu. Bạn cần tập trung khởi động kỹ cơ háng, hông, gân kheo, gân Achilles và đầu gối.
- Không cố gắng thi đấu vượt quá giới hạn chịu đựng của cơ thể. Hãy nghĩ ngơi khi có dấu hiệu bị đau. Nếu cơn đau không tiến triển tốt, hãy đến gặp các bác sĩ để được khám và điều trị.
- Tránh thi đấu trong các điều kiện thời tiết quá khắc nghiệt. Đặc biệt nên cẩn trọng khi chơi bóng dưới trời mưa và các mặt sân trơn trượt.
- Có thể bạn dành tình yêu đặc biệt cho đôi giày đá bóng lâu năm của mình, nhưng gần đây đế của nó đã mòn, và mũi giày cũng sờn đi. Đôi giày bóng đá đó đã không còn phù hợp bởi chúng sẽ gián tiếp gây chấn thương cho bạn. Hãy ngay lập tức tìm cho mình đôi giày bóng đá mới phù hợp với mình.
- Không nên lạm dụng thuốc giảm đau để rút ngắn thời gian nghỉ ngơi. Khi gặp chấn thương về cơ, gân, dây chằng hay xương khớp, hãy nghỉ ngơi đến khi hồi phục hoàn toàn.
- Bạn cũng nên sử dụng các trang bị bảo vệ phù hợp trước khi ra sân. Đó bao gồm giày bóng đá, vớ dài đến đầu gối và miếng đệm bảo vệ ống chân.